TỰ HÀO NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 7/5

Thứ hai - 22/03/2021 05:01
ĐBP - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, học sinh mầm non trên địa bàn toàn tỉnh lại có thêm năm học đặc biệt nữa với các quy định về phòng dịch nghiêm ngặt. Thực hiện các biện pháp phòng dịch là cần thiết nhưng cũng khiến phụ huynh, giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn trong việc trông nom, chăm sóc trẻ.
TỰ HÀO NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 7/5
NIỀM VUI CỦA PHỤ HUYNH KHI CÁC CON TRỞ LẠI TRƯỜNG TRONG MÙA DỊCH 

        Ngày 8/3 vừa qua được nhiều phụ huynh gọi vui là ngày giải phóng phụ huynh. Bởi sau một thời gian dài nghỉ phòng dịch, các trường học, nhất là cấp mầm non trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức nấu ăn cho trẻ trở lại. Ðây là tin vui cho nhiều gia đình sau một thời gian loay hoay, vất vả vừa chăm sóc con nhỏ vừa đảm bảo công việc của mình. Chị Thu Trang (tổ dân phố 14, phường Tân Thanh TP. Ðiện Biên Phủ) nhận định: Việc cho trẻ tạm ngừng đến trường có thể ảnh hưởng nhất định tới nếp sinh hoạt của các gia đình nhưng việc chống dịch là quan trọng nên cả gia đình và nhà trường cùng phải phối hợp trông giữ trẻ trong thời điểm này. Với trẻ 10 tuổi trở lên thì phụ huynh không cần nghỉ việc để ở nhà chăm sóc hoặc bố trí người chăm nom. Ðối với những phụ huynh có con nhỏ thì kỳ nghỉ bất đắc dĩ này làm cho sinh hoạt, công việc của họ bị xáo trộn do vừa trông con, vừa phải làm việc. Mỗi em nhỏ ở nhà phải kèm theo một người lớn trông nom, chăm sóc. Những phụ huynh có bố mẹ, người thân ở gần thì giải quyết tình huống này khá đơn giản bởi có thể nhờ trông nom giúp. Nhưng với nhiều gia đình, khi không có người trông con hoặc nhiều lý do khác phải chấp nhận việc đưa đi, đón về 4 lần/ngày hoặc chỉ cho con học một buổi sáng hoặc chiều còn lại nghỉ ở nhà. Cả khi các trường đón trẻ tới lớp nhưng chưa tổ chức nấu ăn, nhiều phụ huynh vẫn cố gắng giữ con ở nhà. “Từ ngày nghỉ dịch gia đình để cháu ở nhà cho bà ngoại trông. Ðến tận ngày có thông báo nấu ăn ở trường gia đình mới cho cháu đi học trở lại. Vì với bậc học mầm non, việc đưa đi, đón về 4 lần như thế rất bất tiện. Sáng các con dậy chuẩn bị đồ đạc, ăn sáng đã muộn, đưa đến trường học được mấy giờ lại phải mau mải đi đón con. Ðầu giờ chiều tầm 13 giờ 30 phút bố mẹ đi làm là con cũng phải dậy đi học trong khi đang ngủ dở giấc. Ði học như thế vừa bất tiện cho phụ huynh lại vừa vất vả cho các con. Hơn nữa, ở nhà là biện pháp phòng dịch an toàn nhất. Thực lòng không muốn cho con nghỉ học nhưng vì sức khỏe của con và sự an toàn của mọi người nên phải chấp nhận thôi” - chị Trang chia sẻ.

        Khác với chị Trang, chị Lê Hải Linh (tổ dân phố 13, phường Mường Thanh, TP. Ðiện Biên Phủ) vẫn cho con đến trường dù phải đi lại, đưa đón khá nhiều lần trong ngày. Chị Linh chia sẻ: Biết là đi học kiểu này thì khó cho cả gia đình và nhà trường nhưng công tác phòng chống dịch bệnh là bất khả kháng. Ðể ở nhà thì cháu không vui, muốn đến lớp để gặp các cô, chơi cùng các bạn. Thế nên dù vất vả gia đình tôi vẫn ngày 4 lần đưa đón cháu ở trường mẫu giáo. Cũng may là ông bà ngoại đều đã về hưu cả nên việc đưa đón cũng không quá bất tiện. Nhưng với nhiều phụ huynh khác nhà neo người thì thật sự là không còn cách khắc phục nào khác. Vì ở nhà trông con cũng không được mà cho chúng lên cơ quan làm việc cũng không xong.

          Trong thời điểm phòng chống dịch bệnh, việc đảm bảo an toàn cho các trường mầm non - nơi tập trung đông trẻ em là việc làm hết sức cần thiết. Bước vào năm thứ 2 ứng phó với đại dịch Covid-19, cán bộ, giáo viên Trường Mầm non 7/5 (TP. Ðiện Biên Phủ) đã quen với các quy định, văn bản trong công tác này. Vậy nên, công tác dạy và học trong những ngày phòng chống dịch vẫn được nhà trường tiến hành bài bản, nghiêm túc. Cô Dương Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non 7/5 cho biết: Vào thời điểm chưa tổ chức nấu ăn cho học sinh là thời điểm khó khăn với các trường bậc học mầm non. Vì tỷ lệ chuyên cần của các lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé tương đối thấp. Có lớp vào thời điểm đó chỉ có 8 - 10 học sinh. Trước tình hình đó, trường giao nhiệm vụ cho các giáo viên từng lớp, phối hợp tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin để phụ huynh đưa con tới lớp. Ngoài ra, Ban Giám hiệu trường chỉ đạo giáo viên chấm công, theo dõi 2 buổi học trên ngày. Các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh được cô giáo ghi lại và chuyển vào Zalo chung của lớp nên các phụ huynh rất yên tâm khi gửi con đến trường. Nhờ vậy mà tỷ lệ chuyên cần của trường vẫn đạt 80 - 90%, nhất là các lớp mẫu giáo lớn. Tỷ lệ này nằm ở tốp đầu các trường mầm non ở khu vực trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ.

             Rất may mắn là tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và “kỳ nghỉ” đặc biệt lần này của trẻ không quá dài. Các gia đình, nhà trường cũng đã kịp thời điều chỉnh, thích ứng với việc vừa đảm bảo tốt công tác trông giữ trẻ, vừa thực hiện tốt công tác phòng dịch. Ðây sẽ là những kinh nghiệm tốt để có thể sống chung với đại dịch nếu trong tình huống xấu nhất, dịch bệnh lại có những diễn biến phức tạp. 
                                                                                                                                                                            Bài, ảnh: Diệp Chi

Nguồn tin: Trường mầm non 7/5, thành phố Điện Biên Phủ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Thầy cô đang ghé thăm website thuộc cấp học nào?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay1,416
  • Tháng hiện tại21,313
  • Tổng lượt truy cập701,709
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG MẦM NON 7-5
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây